NGƯỜI CHƠI TỐT GUITAR CÓ CHƠI ĐƯỢC PIANO KHÔNG?

Âm nhạc như một “liều thuốc tâm hồn” giúp con người thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Có rất nhiều người đã lựa chọn học một loại nhạc cụ vì yêu thích âm nhạc. Đặc biệt đối với sinh viên, đàn guitar dường như đã trở thành một thứ nhạc cụ phổ thông và được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, khi chơi guitar đã thành thạo, một số bạn muốn tìm hiểu và chơi thêm đàn piano như lại lo ngại rằng liệu có thể chơi đàn piano tốt như guitar không? Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này, hãy đọc bài viết dưới đây.

Trước tiên, đàn Guitar và Piano là 2 loại đàn được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Mỗi đàn thì đều có những nét đặc trưng riêng:

- Về cấu tạo phím đàn: Đàn piano có khá nhiều phím, mỗi phím đàn lại tương ứng với một nốt khác nhau từ thấp đến cao và âm vực càng lớn.Trong khi đó, các nốt trên đàn guitar tương ứng với các dây đàn và càng gần thùng đàn thì âm thanh phát ra càng cao.

- Cách chơi khác khác nhau: Với đàn piano thì người chơi phải gõ ngón tay xuống phím đàn được nối dài theo nguyên lý đòn bẩy. Cần một lực tác động lên phím đàn kết hợp với bàn đạp để phát ra âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu cho bản nhạc.

SO SÁNH GIỮA ĐÀN PIANO VÀ ĐÀN GUITAR

1. Cách chơi

Để chơi Piano, bạn gõ vào 1 phím (phím trắng/ đen), qua bộ máy cơ học (đòn bẩy, lò xo…) mà 1 chiếc búa tương ứng với phím gõ vào dây gắn cứng trên khung đàn. Trong khi đó, để chơi Guitar, ta dùng 1 tay để nhấn chặn dây, 1 tay kia gảy móc trực tiếp vào dây đàn.

2. Âm vực (độ rộng của dải âm thanh)

Piano gồm 84-87 phím, tương đương 7-7,5 quãng nốt. Trong đó 6 dây Guitar chỉ bao quát được tối đa tầm 4 quãng nốt. Như vậy, âm vực của Piano rộng hơn so với Guitar, từ đó thể hiện được nhiều nốt/ hợp âm khác nhau hơn, làm phong phú bản nhạc hơn.

3. Cấu tạo của phần phím đàn

Mỗi phím đàn Piano tương ứng với 1 nốt riêng biệt, càng sang phía phải đàn thì âm càng cao. Trên mỗi dây Guitar, mỗi phím cũng tương ứng với 1 nốt, càng gần thùng đàn thì âm phát ra càng cao. Guitar có 6 dây, ta có thể coi như 6 cái piano con chồng lên nhau như hình bậc thang, trong đó bậc sau đè chồng lên bậc trước 1 chút. Điều này cho phép chơi 2 nốt nhạc giống nhau ở những dây khác nhau, ta gọi là quãng 0. Piano không có khả năng này.

4. Âm lượng

Với hộp cộng hưởng lớn, Piano cho ra âm lượng to hơn nhiều so với Guitar mộc. Sự nhỏ nhẹ của âm thanh Guitar thích hợp để chơi trong các không gian yên tĩnh nhỏ gọn, thu hút sự tập trung của người nghe. Piano nếu chơi trong phòng nhỏ sẽ gây cảm giác ồn ào, đôi khi là khó chịu. Tuy nhiên về độ tương phản sắc thái, Piano thể hiện tốt hơn. Guitar chơi cùng lúc 6 nốt 1 lúc (mỗi nốt 1 dây) khi dập hoặc quạt. Piano, về nguyên tắc có thể đánh 12 nốt 1 lúc (mỗi tay 6 nốt, ngón cái đè được 2 nốt cạnh nhau). Và bổ từ trên cao xuống, lực nhấn luôn khỏe hơn là móc ngược dây đàn Guitar từ dưới lên.

5. Âm sắc

Như đã nói ở phần cấu tạo, tiếng Piano phát ra từ dây đàn qua 1 bộ máy cơ học. Các nốt phát ra có âm sắc cơ bản như nhau. Ngược lại, tiếng Guitar phát ra do tay đàn trực tiếp tác động vào dây. Sự tác động trực tiếp này cho phép người chơi tạo ra những âm sắc đa dạng khi sử dụng Guitar, như tiếng luyến nốt, bịt dây, quạt dây, bồi âm, band (kéo) dây, rung dây (vibrato),… Do vậy về hiệu ứng âm thanh, Guitar tỏ ra nhỉnh hơn so với Piano.

6. Về độ cơ động trong cách chơi

Piano có pedal (bàn đạp chân) cho phép ngân vang tiếng đàn kể cả khi ta nhả phím. Trong khi đó, khi ta nhả tay thì tiếng Guitar cũng ngóm theo. Khi chơi Guitar, việc giữ chặt các dây (thường là tay trái) làm hạn chế sự cơ động khi đàn. Do vậy nhiều bản nhạc Guitar chỉ soạn/ chuyển soạn trên các gam và hòa thanh thuận lợi như C, D, E, G, A

Người tập Piano sẽ gặp phải những thử thách lớn khi phải “dịch giọng” vì các gam, các hợp âm, các nốt khác nhau sẽ cho ra những thế tay hoàn toàn khác nhau. Ví dụ từ bài gam C lên bài gam Db, lệch 1 li là khó lên 1 dặm. Mỗi loại nhạc cụ đều có những thử thách riêng mà ai cũng phải trải nghiệm.

7. Những “đau đớn” khi tập đàn

Tập Guitar trước hết là tay bấm dây sẽ đau nhức, cho đến khi mọc “chai tay”. Đây là khó khăn lớn nhất cho dân mới tập. Sau đó là ngón cái tay bấm mỏi nhừ khi liên tục phải tì và ôm cần đàn. Tiếp đó khi bấm các hợp âm, thế gam khó, các ngón tay sẽ phải xoạc ra gây không ít đau đớn. Tay móc dây đàn thỉnh thoảng giật mình sai kỹ thuật cũng dẫn đến tình trạng gãy móng.

Tập Piano có vẻ nhẹ nhàng tình cảm hơn, nhưng người mới tập chơi hay gặp phải tình trạng cứng tay, từ đó mỏi nhừ cả cánh tay. Ngoài ra các hợp âm quãng rộng cũng là thử thách rèn luyện. Khi chơi các bài liên quan đến nốt đen, bấm hụt nốt rất dễ làm phần da thịt gần móng tay bị xước rất khó chịu. Ngoài ra theo Piano thì bộ móng tay cũng phải cắt cụt đi, chị em thích làm nail tập xác định luôn cho gọn.

Và để trả lời cho câu hỏi đặt ra đầu tiên, nếu bạn đã chơi tốt guitar thì việc chơi thành thạo một cây đàn piano hoàn toàn có thể. Bởi việc chơi đàn hay bất cứ loại nhạc cụ nào, chỉ cần bạn đủ sự kiên nhẫn và cố gắng, thì ắt bạn sớm đạt được "quả ngọt".

Hy vọng những chia sẻ của Nhạc cụ Việt Thanh trên, đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi nhaccuvietthanh.com thường xuyên để cập nhật thông tin về nhạc cụ nhé!

0932 783 669